Sau 360 ngày, những gì đăng lên đây sẽ tự động biến mất.

Gallery
Upload Photo & Post Posting List Tìm Bài Viết Đăng Bài mà Không Cần Đăng Kí Tên
CUỜI HAY KHÓC Story #: 217
Gần đây có người hay phê bình tôi, về những bài viết kỷ niệm xa xưa. Họ
nói chuyện xưa rồi, kể lể làm chi nghe toàn những chuyện buồn, không có gì vui
. Đừng khơi dậy làm gì, hãy để nó chìm vào dĩ vãng. Vâng, tôi thành thật xin
lỗi ! Cái lý do tôi muốn viết truyện ngày xưa, là vì các cháu tôi đã được
sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, họ tò mò muốn biết cuộc sống ở Việt Nam
. Nơi ông bà, cha mẹ họ sống khi xưa. Tôi thấy mình có bổn phận phải kể ra
về đời sống của tôi, ở đất nước Việt Nam khi xưa cho họ hiểu. Dù sao tất
cả đó toàn là sự thật, khi có dịp (Facebook phương tiện truyền thông) nó mới
bùng phát ra. Có xưa rồi mới có nay, có phải không ạ? Tôi tìm hoài trong trí
nhớ, để kiếm một câu truyện vui .Để xem nào, tôi đã kể chuyện đời tôi khi
bé ,lớn lên đi làm, chuyện nhà cửa , chuyện gia đình v…v A À có một câu
chuyện mà không biết nên cười hay khóc. Có thể nói vừa cười vừa khóc ,sẽ
được để kể ra đây,mời các bạn nghe như sau: Saigon vào năm 1978 Suốt mấy
tối liền, tivi lên tiếng kêu gọi người dân cần tỉnh táo nên cảnh giác. Tin
đổi tiền là đồn nhảm, và bọn phản động chống phá cách mạng, xúi dục bà
con đừng có tin. Hết lảnh đạo phường, đến quận, thành phố lên tivi trấn an
dân chúng, đừng mắc mưu kẻ địch. Gia đình tôi vào thời điểm đó là những
người đói rách, cơm không đủ ăn có đồng nào đâu mà để đổi, nên không
thấy lo lắng. Tôi lại ngây thơ không hiểu sao mấy hộ nhà giàu, đã đi mua
sắm các nhu yếu phẩm với giá đắt hơn mọi khi. Thì ra người có tiền họ đã
biết trước rồi. Mới hôm trước nói rằng không đổi tiền Sáng sớm hôm sau
họ đã làm ngược lại. Loa phường thông báo lệnh đổi tiền. Nội dung cho biết
đổi ở đâu, mỗi người được đổi 100 đồng, một hộ gia đình được đổi
200. Nếu nhà đông người được đổi tối đa 500 đồng. Ai hoặc gia đình nào có
nhiều hơn số ấy, phải làm bản khai cụ thể, rồi sẽ gửi vào ngân hàng nhà
nước . Sau này xác minh nếu tiền chính đáng thì được rút ra dần,còn không sẽ
bị tịch thu. Đầu trên xóm dưới, mọi người chạy tới chạy lui, tìm nhau
gửi tiền đổi dùm. Bà hai đầu xóm biết gia đình tôi không có tiền, nên đem
gửi đổi dùm, chỉ xin lấy lại một phần ba, tặng hai phần cho gia đình tôi .
Hầu hết những gia đình nghèo trong xóm đều được người ta gửi tiền để
đổi. Ha …ha ...ha ….những gia đình nghèo như chúng tôi đã trở nên, gần bằng
những gia đình giàu khi xưa. Như vậy có phải là xóa đói, giảm nghèo không đây?
Có những tay cán bộ nghèo rớt, lại giàu lên bất ngờ do nhận đổi giúp tiền
theo tỷ lệ 8-2. Vui không?? Vui chứ, không vui làm sao được tự nhiên hôm qua không
có một xu, nay tiền rủng rỉnh trong túi. Trước cửa ủy ban phường, người ta
bu quanh những cái bàn đổi tiền đông như kiến. Hầu hết họ lo âu rên rỉ, thì
thầm vào tai nhau những điều ai oán. Họ lầm bầm than thở, chửi bới “ Đây
là một dạng ăn cướp, ăn cướp hợp pháp. Quân lừa đảo! Trời ơi, bao nhiêu
mồ hôi nước mắt của dân, làm sao sống nổi…..” Bà Sáu quán đầu ngõ đã
dành dụm, chắt chiu suốt đời nay sạch sẽ, cay đắng chấp nhận đổi với tỷ
lệ 8-2, mà cũng không còn là bao. Nghe đâu người ta nói, đánh tư sản mại bản.
Họ sẽ tiêu diệt giới tư sản miền Nam. Những thương gia trở thành “gian
thương “ hết. Ngộ không? Hai hôm sau nghe tin có người quá uất ức, treo cổ,
người nhảy sông tự vận ! Chợ Thị Nghè có một chị bán vải đã tự thiêu.
Có một anh tư sản, cầm bó tiền đi vứt ra đường rồi cười sằng sặc. Tiền
....tiền .... này tiền.... Nghe và thấy vậy tôi cũng cười hi hi, ha ha……hố
hố…. Cười ….cười đến chảy nước mắt.
Mọi Đăng Tải Tự Động Biến Mất Trong 330 Ngày